Kiến trúc vuotlen.com

Dong Rừng

Ảnh Dong Rừng
Tên gọi khác Dong rừng, lá dong
Tên khoa học Phrynium placentarium
Họ thực vật Marantaceae
Nguồn gốc xuất xứ Phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam
Phân bố ở Việt Nam Sơn La, Phú Thọ (Chân Mộng – Đoan Hùng), Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Kiên Giang. Cây mọc tự nhiên trong thung lũng và rừng núi.
Chiều cao 1- 2m
Dạng thân cây Thân thảo
Rộng tán /
Dạng tán cây /
Hình thái hoa Cụm hoa hình đầu tròn không cuống, mọc trên bẹ lá, rất nhiều hoa màu trắng. Lá bắc thuôn, hơi có gai; 3 lá đài hình dải; tràng dài hơn đài, các thuỳ thuôn, nhọn; các nhị lép có dạng môi hoặc bản màu trắng; nhị sinh sản có thuỳ dạng cánh hình xoan ngược; bầu có lông.
Kỳ nở hoa Ra hoa vào mùa hè và mùa thu.
Hình thái lá Lá hình mũi mác thuôn hay hình trái xoan-mũi mác, dài 35-50cm, rộng 12-20cm, gốc tù, đầu nhọn, nhẵn cả hai mặt; cuống dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn.
Kì rụng lá /
Hình thái quả /
Tốc độ sinh trưởng Trung bình
Khí hậu lý tưởng Sinh sống ở khu vực ẩm ướt, cao độ từ 0- 1500m
Ý nghĩa thông dụng Trang trí, lá được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.Ngoài ra còn chữa say rượu, rắn cắn (Lá). Rễ chữa sưng gan, lỵ, tiểu tiện đỏ.
Loại hình sử dụng Trồng trang trí 
Ý nghĩa phong thủy /
Ghi chú

Sản phẩm tương tự